Lễ hội Chùa Hương - Nét đẹp đặc trưng của miền Bắc dịp Tết
Nhắc đến những lễ hội lớn nhất của miền Bắc dịp Tết, chúng ta không thể bỏ qua lễ hội Chùa Hương - Lễ hội được ví von như “hành trình về đất Phật” và nhận được sự quan tâm của đông đảo khách du lịch. Hãy cùng Memory Queen Travel tìm hiểu thêm về lễ hội Chùa Hương để hiểu vì sao đây là điểm đến mà bạn không thể bỏ qua khi du lịch dịp Tết nhé.
1. Giới thiệu về lễ hội Chùa Hương
Hằng năm, khi hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn thì cũng là lúc hàng triệu Phật tử bốn phương nô nức thi nhau Trẩy hội mùa xuân, tạo nên một không khí vừa linh thiêng vừa nhộn nhịp.
Lễ hội Chùa Hương được xem là một nét đẹp đặc sắc của miền Bắc trong mùa Tết
Lễ hội Chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Chúa Ba. Tương truyền rằng công chúa Diệu Thiện đã tu hành 9 năm tại Hương Sơn, sau đó đắc đạo thành Phật để phổ độ chúng sanh. Thời điểm mà công chúa Diệu Thiện đắc đạo cũng chính là giữa mùa Xuân, trăm hoa đua nở, cây cỏ xanh tươi, vạn vật tương sinh tương ái.
Tháng 3 năm 1770, Chúa Trịnh Sâm trong chuyến tuần du tại Trấn Sơn Nam đã đến chùa Hương Tích vãn cảnh, thắp hương và đề lên cửa động 5 chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Điều này đã biến động Hương Tích trở thành một di tích lớn và là tiền đề cho sự hình thành của lễ hội Chùa Hương.
Đến năm 1896, niên hiệu Thành Thái thứ 8, lễ hội Chùa Hương mới chính thức được tổ chức như một lễ hội thực thụ và trở thành một trong những lễ hội lớn nhất của Việt Nam.
Ý nghĩa của lễ hội Chùa Hương nằm trọn vẹn trong phần lễ và phần hội. Phần lễ thể hiện cho tín ngưỡng thờ cúng của tổng thể các tôn giáo Việt Nam lúc bây giờ, bao gồm Phật Giáo, Nho Giáo và Đạo giáo. Phần hội Chùa Hương thể hiện cho sự kết nối, hòa quyện giữa con người và thiên nhiên, gia tăng sức mạnh đoàn kết dân tộc.
Ngoài ra, lễ hội Chùa Hương còn thể hiện khát vọng của con người Việt Nam chất phác, mong muốn hòa hợp giữa thực và mơ, tục và tiên, hành động và trao quyền.
2. Lễ hội Chùa Hương diễn ra ở đâu?
Lễ hội Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, thuộc địa phận huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. Xã Hương Sơn bao gồm 6 thôn: Tiên Mai, Phú Yên, Hội Xá, Đục Khê, Yến Vĩ và Hạ Đoàn.
Lễ hội Chùa Hương lan rộng trên khắp các thôn làng của xã Hương Tích, tạo nên bầu không khí lễ hội vô cùng sôi động
3. Lễ hội Chùa Hương bắt đầu từ ngày nào? Kéo dài bao lâu?
Theo thông tin từ Ban quản lý Di tích và thắng cảnh Hương Sơn, Lễ hội du lịch chùa Hương năm 2023 với chủ đề "Lễ hội chùa Hương an toàn, văn minh, thân thiện" sẽ diễn ra trong 3 tháng, từ ngày 23/1 đến hết ngày 23/4 (tức từ ngày mùng 2 tháng Giêng đến hết ngày mùng 4 tháng Ba âm lịch).
Lễ khai hội sẽ diễn ra vào ngày 27/1, tức mùng 6 tháng Giêng năm hàng năm
4. Chi tiết về lễ hội Chùa Hương
Vì sao lễ hội Chùa Hương được xem là một nét nét đặc trưng của văn hóa miền Bắc dịp Tết và thu hút rất nhiều khách đến tham dự? Cùng tìm hiểu chi tiết về Trẩy hội Chùa Hương để hiểu rõ hơn nhé.
Lễ hội chùa Hương năm 2023 được tổ chức quy mô cấp huyện gắn với tôn vinh, quảng bá giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Di tích lịch sử và quần thể danh lam thắng cảnh Hương Sơn. Ban tổ chức Lễ hội chùa Hương năm 2023 thành lập 7 tiểu ban, 1 trạm kiểm soát vé thắng cảnh, 1 tổ liên ngành để bảo đảm an ninh trật tự không gian lễ hội.
Năm nay, Ban tổ chức đổi mới hình thức bán vé tham quan, từ hình thức vé truyền thống sang mô hình vé điện tử, đồng thời, sắp xếp lại các điểm bán vé, phương thức bán vé, bỏ việc bán vé tại 2 cổng Tiên Mai và Đông Khê, để bảo đảm thông thoáng, tạo điều kiện cho du khách tham quan, trẩy hội.
4.1. Phần lễ lễ hội Chùa Hương
Phần lễ của lễ hội Chùa Hương rất đặc sắc và thể hiện trọn vẹn tín ngưỡng thờ cúng dân gian của người miền Bắc nói riêng.
Hội Chùa Hương bắt đầu vào mùng 6 tháng 1 Âm lịch với lễ khai sơn hay còn gọi lễ mở cửa rừng ở làng Yến Vi và Phú Yên. Nghi lễ khai sơn vốn là nghi lễ nông nghiệp của người Việt cổ để tạ thần núi, tạ chúa sơn lâm và cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, gặp nhiều may mắn. Ngày nay, lễ khai sơn chứa hàm ý mới là mở cửa chùa, khai lễ. Trong buổi lễ sẽ trưng bày hương, đèn, nến, hoa, hoa quả, đồ chay. Sau đó các vị tăng ni mặc áo cà sa sẽ tiến hành cúng bái theo nghi thức.
Trong ngày khai hội cũng có lễ hội dâng hương để tưởng nhớ các vị tướng của vua Hùng, phần này do nhà chức trách của địa phương tổ chức.
4.2. Lễ hội Chùa Hương có những trò chơi gì?
Phần hội của lễ hội Chùa Hương cũng đặc sắc không kém và cũng là phần thu hút rất nhiều du khách tham gia. Phần hội sẽ bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí diễn ra trên các tuyến đường, thôn làng của xã Hương Tích.
Các hoạt văn hóa dân tộc thú vị có thể kể đến như chèo thuyền, leo núi, hát chầu văn. Vào những ngày này, khi đi dọc trên các bến đò hay tuyến đường của Hương Tích, du khách sẽ luôn nghe được những làn điệu dân ca hát chèo, hát xẩm rất độc đáo và thú vị. Lễ hội Chùa Hương ngày càng tấp nập và đông vui đến tháng 3 mới “hạ nhiệt”.
Lễ hội Chùa Hương tổ chức rất nhiều hoạt động thú vị sau phần khai lễ để du khách có thể trực tiếp được tham gia trải nghiệm
5. Các tuyến lễ hội Chùa Hương
Lễ hội Chùa Hương trải dài trên 3 tuyến:
- Tuyến Hương Tích: Tuyến lễ hội chính nên tập trung các hoạt động đặc sắc. Bạn sẽ ngồi đò từ bến Yến, ghé lễ đền Trình. Sau đó sẽ đi qua hàng loạt địa điểm nổi tiếng cầu Hội, hang Sơn Thủy Hữu Tình, núi Dổi Chèo, núi Con Voi, núi Mâm Xôi, núi Con Gà… và cấp bến tại bến Thiên Trù. Từ đây, bạn có thể đi ghé thăm và cúng viếng các chùa Tiên, chùa Giải Oan, đền Cửa Võng và cuối cùng là chùa Trong hay Đệ Nhất Động Hương Tích.
- Tuyến Tuyết Sơn: Bắt đầu từ bến Đục, bạn sẽ rẽ qua làng Phú Yên để gặp suối Tuyết trước khi ra bến đò Phú Yên để ghé lễ đền Mẫu Hạ. Sau đó, bạn sẽ ngồi đò để đến núi Thuyền Rồng, núi Con Phượng, hòn Đầu Sư Tử, vách đá Kỳ Sơn Tú Thủy và đến bến Tuyết Sơn, vào chùa Bảo Đài. Sau đó bạn sẽ rời thuyền để leo núi đến Bạch Tuyết Môn, vào điện Cô, tới chùa Tuyết Sơn còn có tên Ngọc Long động.
- Tuyến Long Vân: Đò sẽ đưa bạn đi từ bến Yến và dừng ghé lễ ở đền Trình. Sau đó, đò sẽ rẽ qua một nhánh của suối Yến để qua núi Ông Sư Bà Vãi rồi cập bến Long Vân. Lúc này, bạn sẽ lên thuyền để vào chùa Long Vân và thăm động Long Vân, tiếp đó là chùa Cây Khế. Đi xa hơn 1 chút khoảng vài trăm mét, bạn sẽ gặp hang Sũng Sàm.
Đa số các tuyến lễ hội của Chùa Hương đều sẽ được di chuyển bằng đò và thuyền, tạo nên vẻ đẹp đặc sắc hiếm nơi nào có được
6. Kinh nghiệm khi đi lễ hội Chùa Hương
Nếu đây là lần đầu bạn tham gia trải nghiệm lễ hội Chùa Hương thì đây là những “mách nhỏ” rất hữu ích mà bạn nên “bỏ túi” để phòng thân:
- Theo dõi mua vé tham quan điện tử theo quy định mới của Ban tổ chức
- Chuẩn bị đồ lễ tại nhà thay vì mua sắm trước chùa vì sẽ rất dễ bị người bán “chặt chém”.
- Chuẩn bị đồ ăn nhẹ, nước uống, thuốc men gọn nhẹ… để chủ động hơn cho chuyến vui chơi.
- Lựa chọn trang phục kín đáo, gọn gàng, lịch sự và tối màu để phù hợp với không gian chùa chiền tôn nghiêm, đồng thời cũng dễ dàng để di chuyển và thăm thú nhiều nơi hơn.
- Vì mùa xuân miền Bắc khá dễ mưa và lạnh. Vì vậy bạn nên xem trước thời tiết để chuẩn bị các đồ bảo hộ cho mình.
- Giữ gìn và bảo quản tư trang cẩn thận để không bị kể xấu lợi dụng móc túi, trộm cắp.
- Hãy đặt tour trọn gói của Memory Queen Travel để có chuyến du xuân đầu năm thuận lợi
Lễ hội Chùa Hương chắc chắn là một điểm đến hấp dẫn mà bạn không thể bỏ qua khi du hí mùa Tết. Hãy chuẩn bị đầy đủ hành lý và đếm ngày đến thăm nơi Chúa Trịnh Sâm đã ưu ái đề lên “Nam Thiên Đệ Nhất Động”.